Ngày 1 tháng 1 năm 1956

☀ Chủ Nhật
1
🌙 Tháng Mười Một
19
Năm Ất Mùi
Tiết Đông Chí
Giờ Canh Tí
Ngày Đinh Mão
Tháng Mậu Tí
Giờ hoàng đạo: Tí (23-1), Dần (3-5), Mão (5-7), Ngọ (11-13), Mùi (13-15), Dậu (17-19)
Tết Dương Lịch
Ngày
tháng
năm

Tết Dương Lịch

Tết Dương Lịch hay Tết Tây là một ngày lễ diễn ra vào ngày 1 tháng 1 theo lịch dương là dịp lễ quan trọng trong năm của nhiều quốc gia trên thế giới.

Ngày nay, khi hầu hết các quốc gia sử dụng lịch Gregorius, Tết Dương Lịch có thể coi là ngày lễ chung lớn nhất, thường có pháo hoa bắn vào lúc nửa đêm khi năm mới bắt đầu. Bên cạnh pháo hoa và rượu vang đỏ, một số quốc gia còn có phong tục đặc biệt riêng để chào đón năm mới thật nhiều may mắn.

Tết Dương Lịch là thời khắc giao thời giữa năm cũ và năm mới, cũng chính là sự kết thúc của một chu kỳ vận hành của đất trời và vạn vật cỏ cây. Đánh dấu cho sự khép lại của năm cũ và mở màn cho một năm mới với nhiều điều mới mẻ đang chờ đón.

Vào thời kỳ tiền cơ đốc giáo theo lịch Julius, ngày này được dành tặng cho Janus, một vị thần của cửa vào và sự khởi đầu, tên vị thần này cũng được đặt tên cho tháng 1 (January).

Tết Dương Lịch bắt nguồn từ đâu?

Tết Dương Lịch 1/1 có nguồn gốc từ thời cổ đại. Lúc đó, Đế Quốc La Mã là nước đầu tiên chọn ngày 1/1 hàng năm là ngày đầu tiên trong năm mới vào năm 153 trước công nguyên.

Trước đó, ngày 25/3 (ngày phân xuân) được chọn là ngày đầu tiên của năm mới. Ban đầu, phải mất khá nhiều thời gian để người dân chấp nhận sự thay đổi này bởi họ cho rằng ngày 1/1 không gắn liền với thời điểm hoa màu trổ bông hay mùa vụ nào đặc biệt mà chỉ là một ngày bình thường.

Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều công nhận ngày 1/1 là ngày khởi đầu của năm mới – ngày lễ để các gia đình sum họp.

Tết Dương Lịch ở nhiều quốc gia có thể coi là ngày Lễ lớn nhất trong năm. Ngày lễ này thường có pháo hoa vào lúc 0h00 ngày 1/1. Đồng thời, người lao động, học sinh, sinh viên được nghỉ học, nghỉ làm để mừng năm mới.

Ý nghĩa của Tết Dương Lịch

Tết Dương Lịch là sự giao thời giữa năm cũ và năm mới, đánh dấu sự khép lại và tiếp lấy sự mở màn một năm mới với nhiều điều mới đang chờ đón. Vì thế, vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, mọi người ở khắp nơi trên thế giới đều có phương thức chào đón năm mới mang đậm nét văn hóa riêng của từng đất nước.

Tết Dương Lịch còn là một ngày Lễ lớn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam hay ở Mỹ, người lao động, học sinh, sinh viên được nghỉ học, nghỉ làm để mừng năm mới. Ở nước Anh có những cuộc diễu hành chào đón năm mới vô cùng vui nhộn hoành tráng. Ở nước Đức, người ta dùng vũ điệu rock để làm tiệc “chia tay năm cũ”, đón chào năm mới. Ở nước Pháp, người ta làm một bữa tiệc thật linh đình với mong muốn những điều thịnh vượng trong năm mới.

Ở phương Tây, Tết Dương Lịch là dịp để mọi người quây quần tụ họp cùng nhau đón chào năm mới. Ở Mỹ, mọi người thường cùng nhau ngồi trong các quán rượu. Hay cùng nhau ngồi ở nhà trước tivi. Cùng nhau đếm ngược thời gian, những khoảnh khắc cuối cùng trên đồng hồ và cùng nhau đón năm mới. Đông vui và nhộn nhịp hơn thì mọi người cùng nhau đến quảng trường Thời Đại (Time Squares). Ở Nga, Tết Dương Lịch là dịp gia đình tụ họp bên “cây năm mới”. Và cha mẹ sẽ trao tặng những món quà năm mới ý nghĩa dành cho các con của mình dưới cây năm mới này.

Dịp Tết Dương Lịch, câu cửa miệng của mọi người luôn là “Happy New Year” (chúc mừng năm mới). Kèm theo lời chúc đó, mọi người thường dành tặng nhau những lời thể hiện tình cảm yêu thương dành cho đối phương.