Ngày 1 tháng 6 năm 2034

☀ Thứ Năm
1
🌙 Tháng Tư
15
Năm Giáp Dần
Tiết Tiểu Mãn
Giờ Nhâm Tí
Ngày Mậu Tí
Tháng Kỷ Tỵ
Giờ hoàng đạo: Tí (23-1), Sửu (1-3), Mão (5-7), Ngọ (11-13), Thân (15-17), Dậu (17-19)
Ngày Quốc tế Thiếu nhi
Lễ Tam Hợp (Vesak)
Ngày
tháng
năm

Ngày Quốc tế Thiếu nhi

Ngày 1 tháng 6 là ngày Quốc tế Thiếu nhi, một ngày hội dành cho các em nhỏ. Mục tiêu của ngày này là tăng cường nhận thức về quyền và giáo dục cho trẻ em. Kể từ khi ra đời, ngày Quốc tế Thiếu nhi đã được hưởng ứng rộng rãi trên toàn Thế giới.

Trong ngày này, trẻ em không chỉ nhận được những lời chúc mừng yêu thương từ gia đình, thầy cô giáo... mà còn được tặng những món quà đặc biệt. Đối với hầu hết trẻ em, đặc biệt là tại Việt Nam, ngày 1/6 cũng giống với ngày Tết truyền thống, khi được mua đồ đẹp, nhận quà và đi chơi. Đối với người lớn, đây là dịp để thể hiện tình yêu thương vô bờ bến dành cho con cái qua lời chúc, quà tặng hoặc tổ chức các bữa tiệc đẹp mắt.

Lịch sử ra đời ngày quốc tế thiếu nhi

Vào rạng sáng ngày 1/6/1942, phát xít Đức đã bao vây làng Li – đi – xơ thuộc Tiệp Khắc và bắt 173 đàn ông, 196 phụ nữ và trẻ em. Chính tại khu vực này, phát xít Đức đã tiến tàn sát 66 người, sau đó đưa 104 trẻ em vào trại tập trung, trong số đó thì có đến 88 trẻ bị chết ngay ở trong các phòng hơi độc, 9 bạn nhỏ khác bị đưa đi làm tay sai cho phát xít. Tóm lại, sau sự kiện này, toàn bộ trẻ em bị bắt đi gần như không có đứa bé nào quay trở lại, toàn bộ làng Li-đi-xơ vốn có những gia đình hạnh phúc giờ đây không còn một bóng người.

Tiếp tục những hành động tàn nhẫn của mình, phát xít Đức lại có hành động bao vây thị trấn Ô – ra – đun tại Pháp vào ngày 10/6/1944 để dồn 400 người vào gần nhà thờ. Trong đó, chủ yếu là phụ nữ và hơn 100 trẻ em bị bao vây, đốt cháy ngay trong nhà thờ rất thảm khốc dù họ không làm gì sai trái.

Với mong muốn tưởng nhớ hàng trăm trẻ em đã bị phát xít đức xát hại nhẫn tâm ngay từ sự kiện ở Tiệp Khắc năm 1942 và sự kiện ở Pháp năm 1949, liên đoàn phụ nữ dân chủ Quốc tế vào năm 1949 đã quyết định lấy ngày 1/6 mỗi năm là ngày toàn quốc tế bảo vệ trẻ em, mục tiêu đòi chính phủ các nước đã gây ra chiến tranh phải nhận trách nghiệm về đời sống, quyền lợi của trẻ em.

Đồng thời, đây cũng là ngày đặc biệt để đòi quyền được bảo vệ, chăm sóc và đòi ngân sách quân sự trích một phần cho giáo dục và chăm lo đời sống của trẻ em.

Từ năm 1950, ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 chính thức được công nhận và tồn tại cho đến hiện nay. Hằng năm, cứ đến dịp quốc tế thiếu nhi thì các bạn nhỏ lại được gia đình, nhà trường và các ban ngành tổ chức một số sự kiện vui chơi, giải trí cho các bạn nhỏ.

Ngày Quốc tế thiếu nhi tại Việt Nam

Việt Nam hiện nay cũng là một trong những quốc gia công nhận ngày quốc tế thiếu nhi và có những chính sách bảo vệ và đem đến cho trẻ em những giá trị tích cực nhất.

Nếu xét về ý nghĩa thì ngày 1/6 chính là ngày lễ đặc biệt, ra đời với mục tiêu cao cả là bảo vệ và đòi quyền lợi hợp pháp của thiếu nhi trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam.

Bên cạnh đó, chính phủ của các quốc gia cũng cần có trách nghiệm về quyền lợi của trẻ em, ở Việt Nam cũng vậy. Đây là ngày mang ý nghĩa kỷ niệm quan trọng và cũng là thời điểm các cấp lãnh đạo phải có sự quan tâm đến sự phát triển của trẻ em vì họ chính là những mầm non tương lai của đất nước.

Nước ta là quốc gia đầu tiên trong khu vực châu Á và là quốc gia thứ 2 trên thế giới phê chuẩn công ước cụ thể liên quan đến quyền trẻ em. Điều này dựa trên nguyên tắc trẻ em sẽ được hưởng quyền được chăm sóc, được bảo vệ và được giúp đỡ:

Lễ Tam Hợp (Vesak)

Theo Tam Tạng giáo điển Pali của Phật giáo Nam tông (Nam truyền Thượng tọa bộ), ngày trăng tròn tháng Tư âm lịch là ngày lịch sử, kỷ niệm một lúc 3 thời kỳ: Bồ Tát Ðản sanh, Thành đạo và Phật nhập Niết bàn, Phật giáo thế giới gọi ngày ấy là lễ "Tam Hợp", ngày lễ Vesakha.

Ngược dòng lịch sử cách đây hơn 25 thế kỷ, đức Từ Tôn, cứu thế đã xuất hiện giữa Trung Ấn Ðộ để sau này trở thành một bậc Ðại Vĩ Nhân mở đầu cho một kỷ nguyên an lạc và giải thoát. Ngài ra đời nhằm ngày thứ sáu, rằm tháng Tư âm lịch. Lời nói đầu tiên của con người hi hữu phi phàm này ngay sau khi xuất hiện giữa trần gian ở vườn Lâm-tỳ-ni tại thành Ca-tì-la-vệ như sau:

"Ta là bậc cao nhất trên đời
Ta là người quý nhất trên đời
Ta là bậc chí tôn trên đời
Sự sinh ra của ta kiếp này là kiếp cuối cùng
Nay ta chẳng còn tái sinh nữa."

Ngài lớn lên trở thành người tài ba lỗi lạc, tướng mạo cực kỳ khôi ngô, sống trong cung vàng điện ngọc, vợ đẹp, hầu xinh, giường ngà, chiếu ngọc, nhưng với chí nguyện "độ đời", lúc nào Ngài cũng băn khoăn, suy tư, khắc khoải, lo âu tìm kiếm một con đường giải thoát để cứu khổ cho chúng sanh đang u mê trong đêm tối của cuộc đời.

Vượt kinh thành, xuất gia tìm đạo và trải qua sáu năm khổ hạnh, màn trời chiếu đất cơ cực trăm bề, rốt cuộc Ngài tự phát hiện ra con đường Trung đạo, có năng lực đưa đến thoát ly sinh tử, và cuối cùng Ngài đã đắc đạo quả trong ngày thứ ba, rằm tháng Tư. Lời nói đầu tiên của đức Thế Tôn sau khi đắc thành quả Phật là:

"Trong vô số lượng kiếp, Như Lai còn lặn lội tìm kiếm người thợ cất nhà thì sự sanh đã khiến Như Lai đau khổ không ngừng. Này người thợ nhà kia, ngươi đã bị Như Lai khám phá ra rồi, đừng hòng cất nhà cho Như Lai được nữa, sườn nhà, nóc nhà đã bị Như Lai phá vỡ và triệt hạ, tâm Như Lai hoàn toàn vô hành, vô nhiễm."

Sau khi chứng quả Chánh Biến Tri, thay vì an hưởng quả vị siêu thoát một mình, nhưng với lòng từ bi vô lượng thúc đẩy Ngài không nỡ để cho chúng sanh chìm ngập khổ sầu mãi trong biển lệ trầm luân, nên Ngài nỗ lực suốt 45 năm trường đem đạo vàng truyền bá khắp nơi, nhằm một mục đích duy nhất là đem lại hạnh phúc và giải thoát cho chư thiên và nhân loại.

Cuộc đời hoằng hóa lợi sinh của đức Phật trong suốt 45 năm, mỗi ngày được chia ra làm 5 công việc như sau:

  1. Sáng, đi khất thực và gieo duyên lành cho chúng sanh.
  2. Chiều, thuyết pháp cho chúng sanh.
  3. Tối, giáo giới chư Tăng.
  4. Khuya, giảng pháp và trả lời thắc mắc cho chư thiên.
  5. Rạng đông, dùng Phật nhãn xem xét trong tam giới có chúng sanh nào hữu duyên để tế độ hôm ấy.

Do đó đời Ngài hoàn toàn hy sinh để thực hiện hạnh độ đời cho đến hơi tàn sức kiệt, Ngài thở về Câu-thi-la và Ngài tịch diệt. Thân Ngài nằm giữa hai cây Long Thọ,và hôm ấy nhằm ngày thứ tư, rằm tháng Tư. Lời nói sau cùng của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật là:

"Nầy chư Tỳ kheo, từ lâu nay các con nương nhờ nơi Như Lai, nay Như Lai sắp từ giả các con, kiếp sống thật là ngắn ngủi, vạn vật có sự tan rã là lẽ thường. Các con không nên có sự buồn khổ, các con hãy cố gắng chuyên cần hành đạo và đừng nên dễ duôi. Sau khi Như Lai nhập Niết bàn, Kinh-Luật là thầy của các con vậy."

Như vậy ngày rằm tháng Tư không những là kỷ niệm ngày Bồ Tát Ðản sanh, mà còn là ngày Thành đạo và Phật nhập Niết bàn.

Ngày nay, cứ mỗi khi đến ngày rằm tháng Tư, ngày đại lễ Tam Hợp, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử trên thế giới đều hướng tâm về đức Phật. Ðời Ngài đã thuộc về quá khứ nhưng uy danh Ngài vẫn sống mãi với trào lưu lịch sử. Do đó, để tưởng nhớ đến ngày kỷ niệm lịch sử của Ngài, các chùa trong hệ Phật giáo Nam tông có tổ chức thọ hạnh Ðầu đà thức trọn đêm không nằm không dựa để tham thiền, tụng kinh, chiêm bái Xá lợi đức Phật Tổ, hái hoa Phật pháp, gieo duyên học Phật, luận đạo, kinh hành v.v... hầu cúng dường đức Phật một đêm không ngủ để gieo duyên lành giải thoát và giác ngộ.

Cầu chúc quý vị hưởng mùa Phật Ðản vui vẻ hạnh phúc trong ánh hào quang từ bi, trí huệ của đức Phật Tổ Như Lai.