Ngày 14 tháng 2 năm 1953

☀ Thứ Bảy
14
🌙 Tháng Giêng
1
Năm Quý Tỵ
Tiết Lập Xuân
Giờ Mậu Tí
Ngày Bính Thân
Tháng Giáp Dần
Giờ hoàng đạo: Tí (23-1), Sửu (1-3), Thìn (7-9), Tỵ (9-11), Mùi (13-15), Tuất (19-21)
Ngày Lễ Tình yêu (Valentine)
Tết Nguyên Đán
Ngày
tháng
năm

Ngày Lễ Tình yêu (Valentine)

Ngày Valentine còn được gọi là ngày lễ tình yêu, ngày lễ tình nhân, được đặt tên theo Thánh Valentine – một trong những vị Thánh tử vì đạo Kitô giáo đầu tiên. Ngày lễ Valentine trước kia phổ biến tại Bắc Mỹ và Châu Âu nhưng ngày nay đã phổ biến gần như ở mọi quốc gia.

Nguồn gốc lễ Valentine?

Có nhiều thông tin về nguồn gốc ngày lễ tình yêu và nó gắn liền với tên Thánh Valentine. Song trên thực tế, có tới ba người tên là Valentine hay Valentinus được phong thánh nên cho tới ngày nay. Nhiều người vẫn còn bàn cãi xem vị nào là "cha đẻ" của ngày lễ mà hàng triệu đôi tình nhân trên thế giới phải hồi hộp chờ đợi.

Mặc dù chưa thống nhất về lịch sử ngày Valentine nhưng các vị thánh này đều chết vì tình yêu chân chính, tình yêu cao cả và vì sự chính nghĩa.

Câu chuyện thứ nhất là một trong những truyền thuyết được nhiều người chấp nhận nhất về nguồn gốc ngày lễ tình yêu. Đó là câu chuyện liên quan đến một vị giáo sĩ La Mã sống dưới thời Hoàng đế Claudius II vào thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên.

Thời kỳ này, Hoàng đế Claudius ban hành một mệnh lệnh vô cùng khắc nghiệt là cấm toàn bộ thanh niên trong đế chế kết hôn bởi ông tin rằng những người lính không lấy vợ có khả năng chiến đấu tốt hơn. Song một giáo sĩ dũng cảm tên là Valentine đã đứng ra làm lễ thành hôn trong bí mật cho các cặp đôi yêu nhau. Nhưng hành động này đã bị phát giác, và ông Valentine bị bỏ tù. Hoàng đế Claudius ra lệnh xử trảm ông Valentine vào ngày 14/2/273.

Câu chuyện thứ 2 là về một linh mục tên Valentine, sống dưới triều đại Hoàng đế La Mã Decius. Vào năm 250, Hoàng đế Decius ra chỉ dụ trừng phạt tất cả những ai không tôn thờ Hoàng đế và chỉ dụ này nhắm vào những tín đồ Kitô giáo do họ chỉ thờ Thượng đế. Do đó, nhiều tín đồ Kitô giáo đã bị bắt và xử tử hình, trong đó có linh mục Valentine (bị bắt vào năm 268).

Khi bị nhốt trong ngục, linh mục Valentine đã chữa lành bệnh cho con gái quan coi ngục là Asterius, và cảm hóa được ông ta. Cảm kích trước tấm lòng của linh mục Valentine, Asterius cùng toàn gia đình gồm 46 người xin rửa tội theo đạo Kitô.

Khi biết tin, Hoàng đế Decius lo sợ việc này sẽ đe dọa vương quốc nên truyền lệnh chém đầu linh mục Valentine vào ngày 14/2/270. Từ đó, cái tên Valentine đã trở thành biểu tượng cho tình yêu thương cao cả.

Một truyền thuyết khác lại cho rằng, vào thế kỷ thứ II sau Công Nguyên, một thầy thuốc đã bị xử chém vì tội dám tin vào Chúa Giêsu. Trong thời gian bị giam ở ngục tù, chờ bị xử chém, vị thầy thuốc đã chữa khỏi bệnh cho cô con gái mù của người cai ngục. Cô gái tìm thấy ánh sáng và giữa họ nảy sinh tình yêu.

Ngày 14/2, người thầy thuốc bị đưa đi hành hình. Trước khi chết, chàng đã gửi cho cô gái bức thư tình với chữ ký "Valentine của em". Câu chuyện này sau đó đã trở thành huyền thoại và trên khắp thế giới, người ta đã coi ngày này là ngày hội của những người yêu nhau.

Ý nghĩa của ngày Valentine?

Dù có nhiều truyền thuyết khác nhau nhưng Valentine là dịp để các cặp đôi bày tỏ tình cảm, những ai chưa có người yêu có thể thổ lộ với đối phương. Mặc dù mỗi đất nước có cách đón Valentine khác nhau nhưng nhìn chung, đa số đều tặng cho nhau chocolate, hoa hồng đỏ, thiệp... Ở thời hiện đại, những món quà trong dịp lễ Valentine đã đa dạng hơn nhưng hầu như không thể thiếu socola và hoa hồng.

Socola tượng trưng cho những cung bậc cảm xúc yêu ghét, ngọt ngào, đắng chát... trong tình yêu nhưng cũng giống với chocolate, ai cũng muốn được trải nghiệm những cảm xúc trong tình yêu dù nó có ra sao đi chăng nữa.

Trong khi đó, hoa hồng lại là biểu tượng của thần Venus - nữ thần tượng trưng cho sắc đẹp, tình yêu trong thần thoại La Mã và màu đỏ là màu thể hiện cho tình yêu mãnh liệt.

Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán, còn được gọi là Tết Cả, Tết Ta, hoặc Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay đơn giản là Tết, là một trong những lễ hội quan trọng nhất của khu vực Đông Á. Đây là dịp chào đón năm mới theo Âm lịch, được ăn mừng long trọng tại nhiều quốc gia như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Singapore, Malaysia, Indonesia và đặc biệt là Việt Nam.

“Tết” là cách đọc âm Hán - Việt của chữ “tiết”, “nguyên” theo chữ Hán có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” là buổi sáng sớm, cho nên đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên Đán”.

Thời gian của Tết Nguyên Đán được tính như thế nào?

Tết Nguyên Đán của Việt Nam được tính theo Âm lịch, muộn hơn Tết Dương lịch (hay Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên Đán không bao giờ trước ngày 21/01 Dương lịch và sau ngày 19/02 Dương lịch mà thường chỉ rơi vào khoảng giữa những ngày này.

Thời gian diễn ra Tết Nguyên Đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 - 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).

Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ văn hóa Đông Á, một phần của nền văn minh lúa nước. Người Đông Á đã chia thời gian trong một năm thành 24 tiết khí khác nhau, mỗi tiết đi kèm với một thời khắc "giao thừa." Trong số các tiết này, tiết quan trọng nhất là Nguyên Đán, đánh dấu sự khởi đầu của chu kỳ canh tác và gieo trồng mới.

Theo các tư liệu lịch sử như sách An Nam chí lược của Lê Tắc và sách Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn, người Việt xưa thường tổ chức lễ Tết từ tháng giêng đến tháng 3 âm lịch. Lễ Tết là dịp để vẽ mình, uống rượu, dùng trầu cau, ăn dưa mắm, và tham gia các hoạt động giải trí như đá bóng, đá cầu, đánh cờ, đấu vật. Lễ nghi và tế lễ ngày Tết cũng đóng vai trò quan trọng trong nền văn hóa của người Việt.

Tết Nguyên Đán trong văn hóa Việt Nam không chỉ đánh dấu sự chuyển giao giữa các năm Âm lịch mà còn chứa đựng nhiều giá trị tâm linh và văn hóa đáng quý. Đây là thời điểm con người tạ ơn thần linh vì một mùa vụ bội thu, và cầu mong cho một năm mới thịnh vượng. Đồng thời, Tết còn là thời điểm gắn kết gia đình, mọi người sum vầy, tưởng nhớ tổ tiên và thể hiện lòng biết ơn. Tất cả tạo nên không khí hạnh phúc và đoàn kết, khiến Tết Nguyên Đán trở thành khoảnh khắc đáng nhớ và ý nghĩa cho mọi nhà.