Ngày 14 tháng 2 năm 1976

☀ Thứ Bảy
14
🌙 Tháng Giêng
15
Năm Bính Thìn
Tiết Lập Xuân
Giờ Mậu Tí
Ngày Bính Thân
Tháng Canh Dần
Giờ hoàng đạo: Tí (23-1), Sửu (1-3), Thìn (7-9), Tỵ (9-11), Mùi (13-15), Tuất (19-21)
Ngày Lễ Tình yêu (Valentine)
Tết Nguyên Tiêu (Rằm Tháng Giêng)
Ngày
tháng
năm

Ngày Lễ Tình yêu (Valentine)

Ngày Valentine còn được gọi là ngày lễ tình yêu, ngày lễ tình nhân, được đặt tên theo Thánh Valentine – một trong những vị Thánh tử vì đạo Kitô giáo đầu tiên. Ngày lễ Valentine trước kia phổ biến tại Bắc Mỹ và Châu Âu nhưng ngày nay đã phổ biến gần như ở mọi quốc gia.

Nguồn gốc lễ Valentine?

Có nhiều thông tin về nguồn gốc ngày lễ tình yêu và nó gắn liền với tên Thánh Valentine. Song trên thực tế, có tới ba người tên là Valentine hay Valentinus được phong thánh nên cho tới ngày nay. Nhiều người vẫn còn bàn cãi xem vị nào là "cha đẻ" của ngày lễ mà hàng triệu đôi tình nhân trên thế giới phải hồi hộp chờ đợi.

Mặc dù chưa thống nhất về lịch sử ngày Valentine nhưng các vị thánh này đều chết vì tình yêu chân chính, tình yêu cao cả và vì sự chính nghĩa.

Câu chuyện thứ nhất là một trong những truyền thuyết được nhiều người chấp nhận nhất về nguồn gốc ngày lễ tình yêu. Đó là câu chuyện liên quan đến một vị giáo sĩ La Mã sống dưới thời Hoàng đế Claudius II vào thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên.

Thời kỳ này, Hoàng đế Claudius ban hành một mệnh lệnh vô cùng khắc nghiệt là cấm toàn bộ thanh niên trong đế chế kết hôn bởi ông tin rằng những người lính không lấy vợ có khả năng chiến đấu tốt hơn. Song một giáo sĩ dũng cảm tên là Valentine đã đứng ra làm lễ thành hôn trong bí mật cho các cặp đôi yêu nhau. Nhưng hành động này đã bị phát giác, và ông Valentine bị bỏ tù. Hoàng đế Claudius ra lệnh xử trảm ông Valentine vào ngày 14/2/273.

Câu chuyện thứ 2 là về một linh mục tên Valentine, sống dưới triều đại Hoàng đế La Mã Decius. Vào năm 250, Hoàng đế Decius ra chỉ dụ trừng phạt tất cả những ai không tôn thờ Hoàng đế và chỉ dụ này nhắm vào những tín đồ Kitô giáo do họ chỉ thờ Thượng đế. Do đó, nhiều tín đồ Kitô giáo đã bị bắt và xử tử hình, trong đó có linh mục Valentine (bị bắt vào năm 268).

Khi bị nhốt trong ngục, linh mục Valentine đã chữa lành bệnh cho con gái quan coi ngục là Asterius, và cảm hóa được ông ta. Cảm kích trước tấm lòng của linh mục Valentine, Asterius cùng toàn gia đình gồm 46 người xin rửa tội theo đạo Kitô.

Khi biết tin, Hoàng đế Decius lo sợ việc này sẽ đe dọa vương quốc nên truyền lệnh chém đầu linh mục Valentine vào ngày 14/2/270. Từ đó, cái tên Valentine đã trở thành biểu tượng cho tình yêu thương cao cả.

Một truyền thuyết khác lại cho rằng, vào thế kỷ thứ II sau Công Nguyên, một thầy thuốc đã bị xử chém vì tội dám tin vào Chúa Giêsu. Trong thời gian bị giam ở ngục tù, chờ bị xử chém, vị thầy thuốc đã chữa khỏi bệnh cho cô con gái mù của người cai ngục. Cô gái tìm thấy ánh sáng và giữa họ nảy sinh tình yêu.

Ngày 14/2, người thầy thuốc bị đưa đi hành hình. Trước khi chết, chàng đã gửi cho cô gái bức thư tình với chữ ký "Valentine của em". Câu chuyện này sau đó đã trở thành huyền thoại và trên khắp thế giới, người ta đã coi ngày này là ngày hội của những người yêu nhau.

Ý nghĩa của ngày Valentine?

Dù có nhiều truyền thuyết khác nhau nhưng Valentine là dịp để các cặp đôi bày tỏ tình cảm, những ai chưa có người yêu có thể thổ lộ với đối phương. Mặc dù mỗi đất nước có cách đón Valentine khác nhau nhưng nhìn chung, đa số đều tặng cho nhau chocolate, hoa hồng đỏ, thiệp... Ở thời hiện đại, những món quà trong dịp lễ Valentine đã đa dạng hơn nhưng hầu như không thể thiếu socola và hoa hồng.

Socola tượng trưng cho những cung bậc cảm xúc yêu ghét, ngọt ngào, đắng chát... trong tình yêu nhưng cũng giống với chocolate, ai cũng muốn được trải nghiệm những cảm xúc trong tình yêu dù nó có ra sao đi chăng nữa.

Trong khi đó, hoa hồng lại là biểu tượng của thần Venus - nữ thần tượng trưng cho sắc đẹp, tình yêu trong thần thoại La Mã và màu đỏ là màu thể hiện cho tình yêu mãnh liệt.

Tết Nguyên Tiêu (Rằm Tháng Giêng)

Rằm tháng Giêng tính từ đêm 14 đến hết ngày 15 tháng Giêng âm lịch là ngày Tết Nguyên tiêu. Dịp lễ hội này còn có tên gọi khác là Tết Thượng nguyên để phân biệt với 2 ngày rằm lớn còn lại trong năm là Tết Trung nguyên (ngày rằm tháng 7) và Tết Hạ nguyên (ngày rằm tháng 10).

Nguồn gốc tết Nguyên tiêu

Về nguồn gốc của Rằm tháng Giêng - tết Nguyên tiêu, dân gian có nhiều giải thích. Có truyền thuyết cho rằng, tết Nguyên tiêu bắt nguồn từ việc đồng áng trong dân gian.

Sau ngày Rằm tháng Giêng hàng năm, công việc cày bừa của vụ chiêm sẽ bắt đầu. Bà con nông dân ở các nơi đều khẩn trương chuẩn bị cho công việc đồng áng. Trước khi xuống đồng, họ làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

TS Trần Long, giảng viên khoa Văn hóa, ĐH KHXH&NV cũng cho biết, xã hội ngày nay lưu truyền nhiều ý nghĩa, nguồn gốc của ngày Rằm tháng Giêng. Tuy nhiên theo ông, câu chuyện liên quan đến vua Hán Văn của Trung Hoa là được truyền tai nhiều nhất.

Theo đó, nhà vua lên ngôi vào đúng ngày Rằm tháng Giêng nên hằng năm cứ đến ngày này, vua lại ra ngoài chung vui với dân. Chữ đêm (dạ) trong cổ ngữ Trung Hoa được đọc là “tiêu”, đây còn là đêm rằm đầu tiên của năm nên vua Hán Văn gọi ngày này là ngày tết Nguyên tiêu.

Ý nghĩa ngày tết Nguyên tiêu

Tết Nguyên tiêu nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới, “Nguyên” nghĩa là thứ nhất, “Tiêu” nghĩa là đêm. Ngoài ra tết Nguyên tiêu còn được gọi là tết Thượng nguyên để phân biệt với tết Trung nguyên (Rằm tháng Bảy) và tết Hạ nguyên (Rằm tháng Mười).

Tết Nguyên tiêu là một ngày lễ quan trọng với người theo Phật giáo. Do đó, dân gian có câu nói: “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”.

Ở Việt Nam, ngày rằm Tháng Giêng là dịp dân chúng lên chùa cúng sao giải hạn, ước nguyện điều lành, tuy kinh điển nhà Phật không nói đến. Các chùa thường tụng kinh Dược Sư và khuyên các Phật tử cùng tụng niệm và hồi hướng công đức để thế giới được an lành.

Vào ngày lễ này, mỗi gia đình thường sẽ bày một mâm cỗ cúng để thể hiện lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với Phật, ông bà tổ tiên, cầu mong năm mới an lành, nhiều tài lộc.

Tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán mà mỗi vùng miền sẽ có cách thể hiện mâm cỗ khác nhau. Tuy nhiên, dù ít hay nhiều thì đều chung mục đích tỏ lòng thành kính với Phật và tổ tiên của mình.