Ngày Nhà giáo Việt Nam đã trở thành một biểu tượng cao đẹp trong suốt nhiều thập niên qua. Đây là ngày mà mọi người sẽ dành lời chúc tốt đẹp đến thầy cô và tri ân những người hoạt động trong ngành giáo dục.
Ngày Nhà giáo Việt Nam (hay còn được biết đến là ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam) là ngày 20/11 hàng năm, được biết đến như là dịp để tôn vinh và tri ân những người làm trong ngành giáo dục trong nước. Đây cũng là thời điểm để học trò ghi nhớ và cảm ơn những người đã có công dạy dỗ ta trong suốt quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường. Truyền thống này bắt đầu từ ngày 20/11/1982 và kéo dài đến tận bây giờ.
Tháng 7/1946, tổ chức quốc tế của ngành giáo dục tiến bộ đã được thành lập ở Paris. Đến tháng 7/1953, Công đoàn Giáo dục Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức quốc tế này. Sau đó đến sự kiện diễn ra từ ngày 26 – 30/8/1975 tại thủ đô Warszawa Ba Lan, Công đoàn Giáo dục Việt Nam quyết định lấy 20/11/1958 trở thành ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo”.
Ngày lễ 20/11 đầu tiên được tổ chức tại miền Bắc, sau đó lan ra các vùng giải phóng miền Nam vào các năm sau đó. Kéo dài đến 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành quyết định thiết lập 20/11 hàng năm trở thành “Ngày Nhà giáo Việt Nam”.
Mục đích của ngày lễ này là để tri ân nhà giáo, những người có công trong hoạt động giáo dục. Đồng thời cũng vào ngày này, các thế hệ học sinh sẽ dành thời gian để nhớ lại những thầy cô đã gắn bó với họ trên ghế nhà trường.
“Tôn sư trọng đạo” vẫn luôn là tín ngưỡng suốt bao đời của người dân Việt Nam. Đó là lý do ngày 20/11 trở thành ngày tôn vinh “những người lái đò thầm lặng” đưa các lứa học trò “qua sông”. Đồng thời, đây cũng là dịp để học sinh bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô của mình.
Bên cạnh đó, Ngày Nhà giáo Việt Nam cũng là thời điểm để ngành giáo dục nhìn nhận và đánh giá hiệu quả các hoạt động giáo dục. Từ đó có những khen thưởng cho những cá nhân và tập thể xứng đáng. Ngoài ra, đây còn là lúc để lập phương hướng và cải thiện tình hình giáo dục trong tương lai.