Ngày 27 tháng 2 năm 1964

☀ Thứ Năm
27
🌙 Tháng Giêng
15
Năm Giáp Thìn
Tiết Vũ Thủy
Giờ Mậu Tí
Ngày Bính Ngọ
Tháng Bính Dần
Giờ hoàng đạo: Tí (23-1), Sửu (1-3), Mão (5-7), Ngọ (11-13), Thân (15-17), Dậu (17-19)
Ngày Thầy thuốc Việt Nam
Tết Nguyên Tiêu (Rằm Tháng Giêng)
Ngày
tháng
năm

Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày Thầy thuốc Việt Nam là ngày 27 tháng 2, bắt đầu từ sau năm 1955, gắn với sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gửi Hội nghị cán bộ ngành y tế. Bộ Y tế Việt Nam đã lấy ngày 27 tháng 2 làm ngày truyền thống của ngành. Ngày 6 tháng 2 năm 1985, Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã đưa ra quyết định ngày 27 tháng 2 hằng năm là "Ngày Thầy thuốc Việt Nam" nhằm nêu cao trách nhiệm và tài trí của người cán bộ y tế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nguồn gốc ngày Thầy thuốc Việt Nam

Lịch sử ngày thầy thuốc Việt Nam được bắt nguồn từ bức thư gửi Hội nghị cán bộ y tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1955. Khi đó, Bác có căn dặn rằng:

"1. Trước hết là phải thật thà đoàn kết. Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết thì vượt được mọi khó khăn, giành được nhiều thành tích.

Đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới. Đoàn kết giữa tất cả những người trong ngành y tế, từ các Bộ trưởng, Thứ trưởng, Bác sỹ, Dược sỹ cho đến các anh chị em giúp việc.

Bởi vì công việc và địa vị tuy có khác nhau, nhưng người nào cũng là một bộ phận cần thiết trong ngành y tế, trong việc phục vụ nhân dân.

2. Thương yêu người bệnh. Người bệnh phó thác tính mạng của họ nơi các cô các chú. Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ cho đồng bào. Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang.

Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn.“ Lương y phải như từ mẫu”, câu nói ấy rất đúng.

3. Xây dựng một nền y học của ta. Trong những năm nước ta bị nô lệ thì y học cũng như các ngành khác đều bị kìm hãm. Nay chúng ta đã độc lập tự do, cán bộ cần giúp đồng bào, giúp chính phủ xây dựng một nền y tế thích hợp vơí nhu cầu của nhân dân ta.

Y học cần phải dựa trên nguyên tắc: khoa học dân tộc và đại chúng. Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc “Đông” và thuốc “Tây”".

Nhân sự kiện bức thư của Bác vô cùng ý nghĩa đó, năm 1985, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã đưa ra quyết định ngày 27/2 hằng năm là Ngày thầy thuốc Việt Nam.

Hằng năm, đến ngày lễ này sẽ có nhiều hoạt động thăm hỏi, chúc sức khỏe, động viên dành cho đội ngũ cán bộ y tế với sự tham gia của chính quyền và đông đảo các y, bác sĩ đã và đang làm việc trong ngành y tế. Ngày lễ được tổ chức với mục đích tôn vinh, nêu cao trách nhiệm của ngành Y tế nước nhà.

Bên cạnh đó, ngày 27/2 cũng là dịp để cả dân tộc Việt Nam hướng về Bác, người Cha già dân tộc hết lòng vì nước vì dân.

Ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 là để tôn vinh những cống hiến của các y, bác sỹ đã vất vả, chăm sóc sức khỏe, cứu chữa bệnh nhân, đồng thời tìm ra những công trình khoa học mới, giúp công việc chữa bệnh thuận lợi và nhanh chóng hơn.

Như lời Bác Hồ từng dạy: "Lương y như từ mẫu', họ là những người người chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, có tinh thần trách nhiệm, tận tụy. Bởi vậy, việc có một ngày để tôn vinh đóng góp của họ mang ý nghĩa nhân văn và ý nghĩa xã hội sâu sắc.

Ngày 27/2 hàng năm không chỉ là để tôn vinh mà còn như là một lời nhắc nhở về trách nhiệm và sứ mệnh mà các y bác sĩ được giao phó để phục vụ nhân dân.

Trong ngày này, đội ngũ y bác sĩ, dược sĩ, những người trong ngành Y thường sẽ được mọi người thân, gia đình, những người trong xã hội tặng hoa, quà hoặc nói những lời chúc mừng chân thành, ý nghĩa, giúp họ có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống.

Tết Nguyên Tiêu (Rằm Tháng Giêng)

Rằm tháng Giêng tính từ đêm 14 đến hết ngày 15 tháng Giêng âm lịch là ngày Tết Nguyên tiêu. Dịp lễ hội này còn có tên gọi khác là Tết Thượng nguyên để phân biệt với 2 ngày rằm lớn còn lại trong năm là Tết Trung nguyên (ngày rằm tháng 7) và Tết Hạ nguyên (ngày rằm tháng 10).

Nguồn gốc tết Nguyên tiêu

Về nguồn gốc của Rằm tháng Giêng - tết Nguyên tiêu, dân gian có nhiều giải thích. Có truyền thuyết cho rằng, tết Nguyên tiêu bắt nguồn từ việc đồng áng trong dân gian.

Sau ngày Rằm tháng Giêng hàng năm, công việc cày bừa của vụ chiêm sẽ bắt đầu. Bà con nông dân ở các nơi đều khẩn trương chuẩn bị cho công việc đồng áng. Trước khi xuống đồng, họ làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

TS Trần Long, giảng viên khoa Văn hóa, ĐH KHXH&NV cũng cho biết, xã hội ngày nay lưu truyền nhiều ý nghĩa, nguồn gốc của ngày Rằm tháng Giêng. Tuy nhiên theo ông, câu chuyện liên quan đến vua Hán Văn của Trung Hoa là được truyền tai nhiều nhất.

Theo đó, nhà vua lên ngôi vào đúng ngày Rằm tháng Giêng nên hằng năm cứ đến ngày này, vua lại ra ngoài chung vui với dân. Chữ đêm (dạ) trong cổ ngữ Trung Hoa được đọc là “tiêu”, đây còn là đêm rằm đầu tiên của năm nên vua Hán Văn gọi ngày này là ngày tết Nguyên tiêu.

Ý nghĩa ngày tết Nguyên tiêu

Tết Nguyên tiêu nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới, “Nguyên” nghĩa là thứ nhất, “Tiêu” nghĩa là đêm. Ngoài ra tết Nguyên tiêu còn được gọi là tết Thượng nguyên để phân biệt với tết Trung nguyên (Rằm tháng Bảy) và tết Hạ nguyên (Rằm tháng Mười).

Tết Nguyên tiêu là một ngày lễ quan trọng với người theo Phật giáo. Do đó, dân gian có câu nói: “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”.

Ở Việt Nam, ngày rằm Tháng Giêng là dịp dân chúng lên chùa cúng sao giải hạn, ước nguyện điều lành, tuy kinh điển nhà Phật không nói đến. Các chùa thường tụng kinh Dược Sư và khuyên các Phật tử cùng tụng niệm và hồi hướng công đức để thế giới được an lành.

Vào ngày lễ này, mỗi gia đình thường sẽ bày một mâm cỗ cúng để thể hiện lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với Phật, ông bà tổ tiên, cầu mong năm mới an lành, nhiều tài lộc.

Tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán mà mỗi vùng miền sẽ có cách thể hiện mâm cỗ khác nhau. Tuy nhiên, dù ít hay nhiều thì đều chung mục đích tỏ lòng thành kính với Phật và tổ tiên của mình.