Ngày 28 tháng 5 năm 2009

☀ Thứ Năm
28
🌙 Tháng Năm
5
Năm Kỷ Sửu
Tiết Tiểu Mãn
Giờ Nhâm Tí
Ngày Quý Dậu
Tháng Canh Ngọ
Giờ hoàng đạo: Tí (23-1), Dần (3-5), Mão (5-7), Ngọ (11-13), Mùi (13-15), Dậu (17-19)
Tết Đoan Ngọ (ngày diệt trừ sâu bọ)
Ngày
tháng
năm

Tết Đoan Ngọ (ngày diệt trừ sâu bọ)

Ngày Tết Đoan ngọ diễn ra vào mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm còn được gọi là lễ diệt sâu bọ, là ngày mà mọi người sẽ sum vầy ăn uống và cúng tế cầu một mùa màng bội thu và an lành.

Theo như phân tích nghĩa của từ ngữ và ý nghĩa thời tiết,từ “đoan” có nghĩa là bắt đầu, từ “ngọ” có nghĩa là lúc mặt trời lên đến đỉnh và là thời điểm nắng nóng nhất. Do vậy, ngày Tết Đoan ngọ còn được hiểu theo nghĩa đen là ngày nắng nóng đầu tiên của những chuỗi ngày thời tiết nóng nực.

Nguồn gốc ngày Tết Đoan ngọ 5/5 âm lịch

Ở Trung Quốc, ngày Tết Đoan ngọ xuất phát từ một truyền thuyết liên quan đến vị nhà thơ yêu nước nổi tiếng Khuất Nguyên. Mặc dù Khuất Nguyên là một vị trung thần của nước Sở, chuyên bày mưu hiến kế cho nhà mua nhưng lại bị các vị quan khác phản đối và hãm hại ông khiến ông bị nhà vua nghi ngờ. Nhà vua nghe nhiều cũng thấy vậy rồi trở nên chán ghét Khuất Nguyên và hạ lệnh đày ông đến khu vực sông Mịch La tỉnh Hồ Nam hiện nay,

Một thời gian sau, nước Sở bị quân tần đánh chiếm và tiêu diệt. Nghe tin đó, Khuất Nguyễn đã rất căm phẫn và gieo mình xuống sông Mịch La. Biết tin ông nhảy sông tự tử, người dân đã chèo thuyền ra tìm và vớt xác nhưng không được.

Do vậy họ đã thả ống tre có gạo và rượu hùng hoàng xuống sông vì nghĩ rằng làm như vậy thì xác ông sẽ không bị cá xẻ thịt.

Ngày mà ông mất đúng vào ngày 5 tháng 5 âm lịch cho nên từ đó vào ngày này, người dân Trung Quốc sẽ ra sông và thả ống chè có gạo xuống để tưởng nhớ và tế lễ ông. Lưu truyền qua nhiều năm, một số nơi đã đổi thành tục gói bánh ú. Ngoài ra, ngày này ở Trung quốc còn diễn ra một số hoạt động như đeo túi thơm, đua thuyền, uống rượu…

Còn ở Việt Nam, ngày Tết Đoan ngọ lại bắt nguồn từ một truyền thuyết khác. Chuyện kể rằng, vào một năm nọ khi dân làng đang ăn mừng vì năm ấy được mùa nhưng tự dưng năm ấy sâu bọ lại bùng phát rất mạnh và phá hoại trái cây, mùa màng khiến dân chúng rất đau đầu.

Khi dân làng đang không biết phải giải quyết việc này ra sao thì bỗng từ đâu xuất hiện một ông lão tự xung là Đôi Truân. Ông bày cách cho dân tiêu diệt đám sâu bọ này bằng cách mỗi nhà dân sẽ lập một bàn cúng đơn giản với bánh gio, trái cây và sau đó ra trước nhà tập thể dục. Dân làng làm theo thì quả nhiên một lúc sau sâu bọ đã ngã lăn ra hết rồi bò đi mất. Lúc này định quay ra cảm tạ ông lão nọ thì đã không tìm thấy ông nữa.

Để tưởng nhớ công ơn này, dân ta đã đặt ngày này là ngày Tết Đoan ngọ hay tết diệt sâu bọ vì lúc lập đàn cúng đó đúng lúc vào giữa trưa.

Từ đó trở đi, ngày 5/5 âm lịch hàng năm trở thành ngày Tết Đoan ngọ hay tết diệt sâu bọ.

Ý nghĩa ngày Tết Đoan ngọ

Là một ngày lễ trong năm nên tất nhiên ngày Tết Đoan ngọ cũng có ý nghĩa riêng của nó như bao ngày lễ khác.