Ngày 31 tháng 10 năm 2017

☀ Thứ Ba
31
🌙 Tháng Chín
12
Năm Đinh Dậu
Tiết Sương Giáng
Giờ Mậu Tí
Ngày Tân Mão
Tháng Canh Tuất
Giờ hoàng đạo: Tí (23-1), Dần (3-5), Mão (5-7), Ngọ (11-13), Mùi (13-15), Dậu (17-19)
Lễ hội Halloween
Ngày
tháng
năm

Lễ hội Halloween

Halloween là một lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm vào ngày 31 tháng 10; đây cũng là đêm trước ngày Lễ Các Thánh của đạo Kito giáo Tây phương. Từ "Halloween" vốn là sự kết hợp từ 2 từ ghép lại là Hallows và Eve (có nghĩa là ngày lễ các thánh). Ngày này cũng là ngày bắt đầu vào khoảng thời gian của các Kito hữu tưởng nhớ đến những người đã khuất như các vị thánh, các tín hữu và các vị tử đạo.

Tại các nước phương Tây ngày 31/10 còn gọi là lễ hội hóa trang Halloween vì nó giống như một ngày Tết, đặc biệt là với người dân bởi họ có thể trang trí nhà cửa theo phong cách rùng rợn, ma quái và hóa trang thành những nhân vật như ma cà rồng, bộ xương khô, phù thủy, xác sống… Ngày nay, văn hóa thế giới đã dần hội nhập nên lễ hội Halloween đã trở thành sự kiện văn hóa của nhiều nền quốc gia có tôn giáo và tập tục khác nhau thay vì chỉ diễn ra ở các nước phương Tây mới đây.

Halloween bắt nguồn từ đâu

Nguồn gốc Halloween bắt đầu từ một ngày lễ cổ của người Celtic, là một nhóm các bộ lạc, bộ tộc và dân tộc của thời kì đồ sắt và thời kì đầu Trung Cổ của Châu Âu. Ngày lễ này có tên gọi là Samhain và là ngày kỷ niệm một năm mới của họ được bắt đầu từ hơn 1900 năm trước ở Ireland, Anh và miền Bắc của nước Pháp. Người Celtic coi ngày này là ngày tôn vinh vụ mùa thu hoạch, đánh dấu thời điểm chuyển sang mùa đông.

Người Celtic tin rằng vào ngày 31 tháng 10 cũng là lúc địa ngục mở cửa, ranh giới giữa cái chết và sự sống dễ bị lấn lướt. Vì thế, họ thường tắt lửa để cho nhà cửa thật lạnh và tối như không có người sống, sau đó hóa trang thành người chết, ma quỷ đi quanh khu vực sống để xua đuổi các linh hồn đến từ thế giới bên kia.

Mãi cho tới khi thánh Patrick cùng đoàn truyền giáo đến khu vực sinh sống của người Celtic thì ngày lễ này bắt đầu ít được tổ chức. Tuy nhiên, sau đó, các nhà thờ đã thay đổi ngày lễ này thành một lễ hội mang nhiều ảnh hưởng của đạo Kito giáo.

Sau đó, tới thế kỷ thứ 8, Giáo hoàng Gregorius III đã quyết định chuyển ngày lễ Các Thánh Tử đạo (ngày 13 tháng 5) sang ngày 1 tháng 11 và gọi nó là ngày Các Thánh. Vào ngày Các Thánh, người dân sẽ tổ chức các hoạt động của lễ Samhain và đêm trước ngày Các Thánh được gọi là Halloween.

Vào năm 1840, theo phong trào di cư của người Ireland sang Mỹ, lễ hội Halloween cũng du nhập theo. Dần dần theo trào lưu hội nhập của thế giới, Halloween đã thành một lễ hội phổ biến toàn thế giới.

Ý nghĩa Halloween

Tương truyền, xưa kia có một chàng trai tên là Jack. Anh ta một người vô cùng keo kiệt, bủn xỉn chỉ biết cất tiền mà không bao giờ chia sẻ cho người nghèo khó. Anh ta còn thường xuyên trêu đùa ma quỷ, thậm chí còn dám lừa cả quỷ Satan bằng cách nhốt nó trên một cái cây bị khắc hình chữ thập.

Vì phạm phải nhiều tội lỗi nên Jack sau khi chết đã không được lên thiên đường, cũng chẳng bị đày xuống địa ngục. Vì thế, Jack cứ phải đi lang thang khắp nơi để tìm nơi trú chân. Jack vừa đi vừa cầm theo một quả bí ngô có thắp một ngọn nến bên trong để xua đi cái giá lạnh của mùa đông.

Mặc dù Jack chỉ là một nhân vật ở trong truyền thuyết nhưng anh chàng này cũng là đại diện cho một bộ phận những người luôn cô đơn trong cuộc sống. Dù sống hay chết, anh ta cũng không có chỗ nương thân, địa ngục hay thiên đàng đều không chấp nhận.

Vì thế, để cho anh chàng Jack có một ngày được sống vui vẻ, người dân phương Tây đã tổ chức ngày lễ Halloween để mọi người có thể hóa trang thành ma quỷ và Jack có thể cùng tham gia. Đó là ý nghĩa nhân văn của ngày này.

Từ kết cục của Jack chúng ta có thể rút ra được nhiều bài học cho cuộc sống như: Chúng ta không nên sống quá bủn xỉn, cần phải có lòng tốt giúp đỡ những người gặp khó khăn. Ngoài ra, con người cũng không nên giao du với ma quỷ, có thể hiểu là những thói xấu khiến người khác bị hại để rồi sau này phải nhận lại kết cục đáng buồn cho bản thân.