Ngày 8 tháng 2 năm 1925

☀ Chủ Nhật
8
🌙 Tháng Giêng
15
Năm Ất Sửu
Tiết Lập Xuân
Giờ Nhâm Tí
Ngày Quý Hợi
Tháng Mậu Dần
Giờ hoàng đạo: Sửu (1-3), Thìn (7-9), Ngọ (11-13), Mùi (13-15), Tuất (19-21), Hợi (21-23)
Tết Nguyên Tiêu (Rằm Tháng Giêng)
Ngày
tháng
năm

Tết Nguyên Tiêu (Rằm Tháng Giêng)

Rằm tháng Giêng tính từ đêm 14 đến hết ngày 15 tháng Giêng âm lịch là ngày Tết Nguyên tiêu. Dịp lễ hội này còn có tên gọi khác là Tết Thượng nguyên để phân biệt với 2 ngày rằm lớn còn lại trong năm là Tết Trung nguyên (ngày rằm tháng 7) và Tết Hạ nguyên (ngày rằm tháng 10).

Nguồn gốc tết Nguyên tiêu

Về nguồn gốc của Rằm tháng Giêng - tết Nguyên tiêu, dân gian có nhiều giải thích. Có truyền thuyết cho rằng, tết Nguyên tiêu bắt nguồn từ việc đồng áng trong dân gian.

Sau ngày Rằm tháng Giêng hàng năm, công việc cày bừa của vụ chiêm sẽ bắt đầu. Bà con nông dân ở các nơi đều khẩn trương chuẩn bị cho công việc đồng áng. Trước khi xuống đồng, họ làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

TS Trần Long, giảng viên khoa Văn hóa, ĐH KHXH&NV cũng cho biết, xã hội ngày nay lưu truyền nhiều ý nghĩa, nguồn gốc của ngày Rằm tháng Giêng. Tuy nhiên theo ông, câu chuyện liên quan đến vua Hán Văn của Trung Hoa là được truyền tai nhiều nhất.

Theo đó, nhà vua lên ngôi vào đúng ngày Rằm tháng Giêng nên hằng năm cứ đến ngày này, vua lại ra ngoài chung vui với dân. Chữ đêm (dạ) trong cổ ngữ Trung Hoa được đọc là “tiêu”, đây còn là đêm rằm đầu tiên của năm nên vua Hán Văn gọi ngày này là ngày tết Nguyên tiêu.

Ý nghĩa ngày tết Nguyên tiêu

Tết Nguyên tiêu nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới, “Nguyên” nghĩa là thứ nhất, “Tiêu” nghĩa là đêm. Ngoài ra tết Nguyên tiêu còn được gọi là tết Thượng nguyên để phân biệt với tết Trung nguyên (Rằm tháng Bảy) và tết Hạ nguyên (Rằm tháng Mười).

Tết Nguyên tiêu là một ngày lễ quan trọng với người theo Phật giáo. Do đó, dân gian có câu nói: “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”.

Ở Việt Nam, ngày rằm Tháng Giêng là dịp dân chúng lên chùa cúng sao giải hạn, ước nguyện điều lành, tuy kinh điển nhà Phật không nói đến. Các chùa thường tụng kinh Dược Sư và khuyên các Phật tử cùng tụng niệm và hồi hướng công đức để thế giới được an lành.

Vào ngày lễ này, mỗi gia đình thường sẽ bày một mâm cỗ cúng để thể hiện lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với Phật, ông bà tổ tiên, cầu mong năm mới an lành, nhiều tài lộc.

Tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán mà mỗi vùng miền sẽ có cách thể hiện mâm cỗ khác nhau. Tuy nhiên, dù ít hay nhiều thì đều chung mục đích tỏ lòng thành kính với Phật và tổ tiên của mình.