Ngày 9 tháng 1 năm 1949

☀ Chủ Nhật
9
🌙 Tháng Chạp
11
Năm Mậu Tí
Tiết Tiểu Hàn
Giờ Giáp Tí
Ngày Kỷ Hợi
Tháng Ất Sửu
Giờ hoàng đạo: Sửu (1-3), Thìn (7-9), Ngọ (11-13), Mùi (13-15), Tuất (19-21), Hợi (21-23)
Ngày Học sinh Sinh viên Việt Nam
Ngày
tháng
năm

Ngày Học sinh Sinh viên Việt Nam

Sau cách mạng Tháng Tám, ở Sài Gòn, Huế, Hà Nội đã thành lập Hội Học sinh kháng chiến, Đoàn sinh viên kháng chiến sau đó phát triển ra nhiều trường ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Các hoạt động của học sinh, sinh viên kháng chiến ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Với khẩu hiệu: "Tích cực cầm cự chuẩn bị chuyển mạnh sang tổng phản công" đã tiếp thêm sinh lực mới cho phong trào học sinh, sinh viên. Cuộc đấu tranh của học sinh đã lan ra cả Đông Dương.

Ngày 09/01/1950, Đoàn thanh niên Cứu Quốc và Đoàn học sinh, sinh viên Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn đã tổ chức vận động trên 10.000 nhân dân, trong đó đông đảo nhất là học sinh, sinh viên xuống đường. Trần Văn Ơn - người thanh niên tiêu biểu cho lòng yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất của học sinh, sinh viên, sau khi đã dũng cảm hứng chịu những xô đẩy và dùi cui để che chở cho các em học sinh nhỏ tuổi hơn, anh đã bị trúng đạn. Anh hy sinh vào lúc 15 giờ 30 phút chiều ngày 09/01/1950 khi chưa tròn 19 tuổi. Cái chết của anh đã gây tiếng vang lớn, có tác động rộng khắp trong phong trào đấu tranh của dân chúng Sài Gòn sau đó. Trong Đại hội toàn quốc Liên đoàn Thanh niên Việt Nam lần thứ nhất tháng 2 năm 1950 tại Việt Bắc đã quyết định lấy ngày 09/01 hàng năm là Ngày truyền thống học sinh - sinh viên.

Trong giai đoạn 1955-1975, học sinh, sinh viên và Hội liên hiệp Sinh viên Việt Nam tích cực tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. Hàng vạn sinh viên viên từ các trường đại học đã tình nguyện nộp đơn xin nhập ngũ, chiến đấu và hy sinh anh dũng, đó là những tấm gương như: Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm,…

Tại miền Nam, Tổng Hội Sinh viên Miền Nam và các tổ chức khác của học sinh, sinh viên đã lãnh đạo, chỉ đạo phong trào học sinh, sinh viên Miền Nam biểu tình chống bắt lính, chống sự can thiệp của Mỹ, đòi quyền tự do, dân chủ, khơi dậy lòng yêu nước, thúc dục thanh niên đứng lên đấu tranh chống xâm lược, tiêu biểu là những tấm gương như: Nguyễn Thái Bình, Quách Thị Trang,…

Sau hơn 30 năm bị chiến tranh tàn phá nặng nề, những năm từ 1975 - 1993, Hội sinh viên Việt Nam một mặt củng cố xây dựng tổ chức Hội sinh viên vững mạnh, thành lập hội sinh viên tại các tỉnh, thành phối, các trường đại học, cao đẳng trên cả nước, thu hút đông đảo sinh viên tham gia tổ chức Hội Sinh viên; mặt khác cùng sinh viên cả nước đẩy mạnh các phong trào học tập, rèn luyện và góp phần khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới đất nước.

Sau đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ V, tháng 2/1994, Hội Sinh viên Việt Nam được công nhận là tổ chức chính trị - xã hội của sinh viên Việt Nam.

Phong trào sinh viên và tổ chức hoạt động Hội đã có bước phát triển mới, Hội Sinh viên Việt Nam với các phong trào, chương trình có ý nghĩa như: "học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp", "chăm lo đời sống, quyền lợi và nghĩa vụ của sinh viên", "Hoạt động văn hóa thể thao và công tác xã hội",…Đặc biệt, các hoạt động xã hội được hầu hết các trường đại học, cao đẳng tích cự tham gia như: "đền ơn đáp nghĩa", "Uống nước nhớ nguồn", "Ánh sáng văn hóa hè", "Mùa hè xanh", "hiến máu nhân đạo",… và cao điểm là "Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè" (được phát động trên cả nước từ năm 2000) đã thu hút hàng triệu lượt thanh niên hăng hái tham gia, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương, đồng thời xây dựng hình ảnh đẹp của người sinh viên Việt Nam.

Trải qua lịch sử hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, học sinh, sinh viên Việt Nam luôn kế tục và phát huy những truyền thống vẻ vang của các thế hệ cha anh được Đảng và Nhà nước dày công bồi dưỡng.