Ngày 14 tháng 4 năm 1926

☀ Thứ Tư
14
🌙 Tháng Ba
3
Năm Bính Dần
Tiết Thanh Minh
Giờ Nhâm Tí
Ngày Quý Dậu
Tháng Nhâm Thìn
Giờ hoàng đạo: Tí (23-1), Dần (3-5), Mão (5-7), Ngọ (11-13), Mùi (13-15), Dậu (17-19)
Ngày Lễ Tình yêu đen (Valentine đen)
Tết Hàn thực (ngày bánh trôi bánh chay)
Ngày
tháng
năm

Ngày Lễ Tình yêu đen (Valentine đen)

Valentine đen (hay còn gọi là Black Valentine) là ngày dành riêng cho những người vẫn đang tìm kiếm một nửa hoàn hảo phù hợp với mình. Nói theo ngôn ngữ của giới trẻ hiện đại thì Valentine đen dành riêng cho hội những người “ế”. Ngày Valentine đen là ngày 14/4 hằng năm.

Nguồn gốc ngày lễ tình nhân Valentine đen

Valentine đen là ngày dành cho những bạn trẻ đang độc thân, họ tụ hội lại để cùng nhau tổ chức các bữa tiệc với mục đích “tự thưởng” cho bản thân và đồng thời tạo cơ hội cho chính mình. Ngày Valentine đen có nguồn gốc từ đất nước xinh đẹp Hàn Quốc nổi tiếng với món kim chi. Trong ngày này, những người cô đơn của “xứ sở kim chi” lại tụ tập, dành thời gian chia sẻ, tâm sự với nhau về chuyện tình cảm không như ý của bản thân. Ngoài ra, họ cũng mặc những trang phục màu đen rồi cùng nhau ngồi ăn mì Jajang (mì tương đen) như một nghi thức quan trọng. Đây là cách mà họ tổ chức ngày Valentine đen khi mà nó mới xuất hiện.

Tuy nhiên, khi ngày Valentine đen được biết đến và được chấp nhận rộng rãi trong giới trẻ thì ngày càng có nhiều cách để họ kỷ niệm ngày quan trọng của người độc thân này.

Ý nghĩa của ngày Valentine đen

Với những người đang độc thân, Valentine đen sinh ra và tồn tại như cách để an ủi, tri ân họ. Cùng với ngày 11.11 (ngày độc thân bắt nguồn từ Trung Quốc), hai ngày này đã trở thành “cột mốc” để những người cô đơn tôn thờ. Trong những ngày Valentine đỏ, trắng, việc người cô đơn phải chứng kiến các cặp đôi thể hiện tình cảm với nhau chắc hẳn sẽ khiến có rất nhiều hụt hẫng, không vui. Bởi chẳng có ai lại không muốn có một người hiểu mình, yêu mình ở bên cạnh để sẻ chia mọi thứ. Valentine là một trong những ngày được sinh ra để dành cho họ, nó mang một ý nghĩa rất lớn.

Vào ngày này những người độc thân sẽ tận hưởng cuộc sống theo cách mà họ thích. Có người sẽ tự thưởng cho mình một bữa ăn sang trọng, đi xem phim một mình hoặc thậm chí xách balo lên và phượt đến một nơi xa nào đó. Có người đơn giản hơn, họ sẽ dành riêng cho mình một ngày để nghỉ ngơi, đọc sách, muốn có một không gian riêng tư và tự thưởng cho mình những món quà để an ủi bản thân. Đây không chỉ là thời gian để họ nghỉ ngơi mà còn là cơ hội để suy ngẫm về bản thân và tìm kiếm những điều mới mẻ trong cuộc sống.

Ngày Valentine đen, người cô đơn sẽ cảm nhận được một cuộc sống hạnh phúc và trân quý những thứ hiện tại mình đang có. Bạn sẽ chẳng phải dành thời gian để đi chơi cùng người yêu, chẳng cần chịu đựng sự ích kỷ, tật xấu của đối phương và thậm chí sẽ chẳng phải lo lắng người ấy có đang giận mình hay không. Điều này khiến cuộc sống của bạn trở nên đơn giản và hạnh phúc hơn rất nhiều. Đặc biệt, bạn cũng có thể tự hào mà nói to trong ngày Valentine đen rằng: “Tôi độc thân, tôi hạnh phúc”.

Tết Hàn thực (ngày bánh trôi bánh chay)

Vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch hằng năm, hay còn gọi là Tết Hàn Thực, mỗi gia đình đều bận rộn chuẩn bị những đĩa bánh trôi, bánh chay làm lễ Phật, cúng gia tiên.

Nguồn gốc Tết Hàn Thực

Theo nghĩa tiếng Hán, “寒 - Hàn" là lạnh, "食 - Thực" là ăn, “Tết Hàn Thực” là ngày tết ăn đồ lạnh. Phong tục này bắt nguồn từ câu chuyện xa xưa tại Trung Quốc, vào đời Xuân Thu (770 - 221TCN).

Chuyện kể rằng, lúc bấy giờ, vua Tấn Văn Công nước Tấn gặp loạn, phải bỏ quốc gia sống cảnh lưu vong nay nước Tề mai nước Sở. Bên cạnh vua có một vị hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi luôn hết mình phò tá, giúp sức, bày mưu kế.

Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn kiệt, Giới Tử Thôi phải lén tự cắt một miếng thịt đùi của mình để nấu dâng lên vua ăn. Vua Tấn Văn Công sau khi ăn xong, hỏi ra mới biết sự hi sinh này, trong lòng vô cùng cảm kích.

Giới Tử Thôi theo phò tá vua trong suốt mười chín năm trời, trải qua nhiều lần nằm gai nếm mật, khổ luyện thành tài. Sau này, Tấn Văn Công giành lại được ngôi vương, trở về làm vua nước Tấn, trọng thưởng phong chức, tước cho những người có công khi tòng vong, nhưng lại vô tình quên mất Giới Tử Thôi.

Giới Tử Thôi cũng không hề oán trách, cho rằng phò tá vua là trách nhiệm, nghĩa vụ của bề tôi chứ không phải để đổi lấy vinh hoa phú quý. Về sau, ông lẳng lặng về quê nhà, đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn, sống những ngày tháng bình yên, an lạc.

Vua Tấn Văn Công sau này nhớ ra, bèn sai người quay lại tìm Tử Thôi. Là người không màng danh vọng, Giới Tử Thôi nhất quyết không chịu quay về lĩnh thưởng. Tấn Văn Công bèn ra lệnh đốt rừng để thúc ép Tử Thôi xuất hiện. Không ngờ rằng, Tử Thôi lại có tư tưởng kiên định đến vậy, cùng mẹ chịu cảnh chết cháy trong rừng.

Nhà vua thương xót, hối hận vì hành động của mình, lập miếu thờ Tử Thôi trên núi và đổi tên núi này là Giới Sơn. Sau đó, vua hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày (khoảng từ mồng 3 tháng 3 đến mồng 5 tháng 3 Âm lịch), chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để bày tỏ lòng tưởng nhớ.

Ngày 3 tháng 3 hằng năm, người dân Trung Quốc tổ chức lễ tưởng nhớ vị hiền sĩ Giới Tử Thôi. Đồ cúng cũng phải chuẩn bị từ hôm trước vì lệnh cấm lửa. Tên gọi Tết Hàn Thực ra đời cũng vì lẽ ấy.

Tết Hàn Thực tại Việt Nam

Dù bắt nguồn từ một truyền thuyết của Trung Quốc nhưng khi du nhập vào Việt Nam, ngày Tết Hàn Thực có ý nghĩa tâm linh khác, phong tục cúng Tết Hàn Thực cũng có nhiều thay đổi để phù hợp với văn hóa của người Việt.

Thực chất, Tết Hàn Thực đã được hợp nhất với Tết bánh trôi, bánh chay, Tết tháng 3 tại Việt Nam, thể hiện rõ nét đặc trưng văn hóa, lối sống riêng của người Việt. Khác với Tết Hàn Thực ở Trung Quốc, ở Việt Nam người dân không kiêng lửa, mọi việc nấu nướng vẫn diễn ra bình thường.

Tết Hàn Thực ở Việt Nam cũng không cúng để tưởng nhớ đến vị hiền sĩ Giới Tử Thôi, Tết của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những người đã khuất.