Ngày 2 tháng 9 năm 1992

☀ Thứ Tư
2
🌙 Tháng Tám
6
Năm Nhâm Thân
Tiết Xử Thử
Giờ Mậu Tí
Ngày Tân Tỵ
Tháng Kỷ Dậu
Giờ hoàng đạo: Sửu (1-3), Thìn (7-9), Ngọ (11-13), Mùi (13-15), Tuất (19-21), Hợi (21-23)
Ngày Quốc Khánh
Ngày
tháng
năm

Ngày Quốc Khánh

Ngày 2- 9 là ngày Quốc Khánh của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là một ngày lễ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa vô cùng to lớn với mỗi người dân Việt Nam.

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - một trong các tiền thân của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày nay, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, trước hơn 50 vạn dân.

Ngày 2 tháng 9 năm 1945 chính là ngày độc lập dân tộc chấm dứt chế độ thực dân phong kiến ở nước ta. Ngày này cũng mở ra kỷ nguyên mới, một kỷ nguyên độc lập, dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Hiến pháp năm 1992, điều 145 có quy định: “Ngày Tuyên ngôn độc lập 2 tháng 9 năm 1945 là ngày Quốc khánh”.

Nguồn gốc của ngày Quốc khánh Việt Nam

Theo các tài liệu lịch sử, sau khi Hà Nội và các tỉnh phía Bắc kháng chiến thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từ chiến khu trở về căn gác 2, nhà số 8, phố Hàng Ngang, thủ đô Hà Nội để tiếp tục chỉ đạo phong trào kháng chiến. Ngày 25/8/1945, Bác đã chủ tọa phiên họp của Thường vụ Trung ương Đảng bàn về công tác đối nội và đối ngoại, đồng thời ra quyết định về việc khẩn trương ra mắt Chính phủ lâm thời Việt Nam Cộng Hòa.

Từ sớm ngày 2/9/1945, hơn 50 vạn người với cờ hoa khoe sắc, đại diện cho mọi tầng lớp trong nhân dân đã có mặt ở Quảng trường Ba Đình lịch sử. Ai nấy vẻ mặt cũng đều hân hoan chờ đón giây phút khai sinh chế độ mới - nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Các biểu ngữ nền đỏ chữ vàng bằng nhiều thứ tiếng được treo quanh đường phố. Ý chí quật cường của nhân dân ta được biểu lộ qua các dòng chữ “Nước Việt Nam là của người Việt Nam”, “Độc lập hay là chết”, “Ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh”,... Cũng trong thời gian này, ở nhiều thành phố lớn khác đã diễn ra các cuộc mít tinh, diễu hành, hàng triệu trái tim cùng hồi hộp hướng về Hà Nội, chờ đợi giây phút thiêng liêng nhất.

Đúng 14 giờ, Bác Hồ cùng các vị lãnh đạo trong Chính phủ lâm thời bước ra lễ đài uy nghiêm. Tại đây, Người đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khẳng định nước Việt Nam là một dân tộc độc lập, tự do, bất kỳ ai cũng không có quyền xâm phạm; Bên cạnh đó, Bác cũng đã vạch trần tội ác man rợ của Thực dân Pháp và Phát xít Nhật gây ra với nhân dân ta bằng những lập luận đanh thép, mạnh mẽ, không thể chối cãi được. Ở dưới, hàng vạn người vỗ tay hoan hô, phấn khởi tạo nên một bầu không khí náo nhiệt, tràn ngập niềm vui của những ngày đầu độc lập. Từ đó, ngày 2/9 luôn được nhớ đến là ngày Quốc khánh của nước Việt Nam.

Ý nghĩa ngày 2/9/1945 lịch sử

Ngày 2/9 như một mốc son chói lọi, như một “chứng nhân lịch sử” dù thời gian đã trôi qua nhưng những chiến tích vẻ vang của dân tộc vẫn còn mãi với thời gian, với bản tuyên ngôn bất hủ mà lớp lớp thế hệ sau này sẽ không thể nào quên.

Ngày 2.9.1945 là ngày khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đây chính là dịp để mỗi người dân Việt Nam bao gồm cả đồng bào trong nước cũng như kiều bào ở nước ngoài cùng hướng về Tổ quốc, về đất nước. Là dịp để mỗi chúng ta cùng nhau tưởng nhớ đến những công lao, hi sinh to lớn của các thế hệ đi trước, những người đã quên mình hi sinh vì sự tự do, độc lập của dân tộc. Ngày 2/9 cũng là dịp để các thế hệ sau cùng nhìn lại chặng đường gian khổ và hào hùng của dân tộc, từ đó trau dồi, trang bị thêm kiến thức, trí và lực để tiếp tục xây dựng, bảo vệ tổ quốc ngày một vững mạnh, phát triển hơn nữa.

Ngày nay, cứ tới dịp 2/9, đường phố nơi nơi đều ngập tràn cờ hoa, băng rôn, khẩu hiệu chúc mừng. Đây chính là một ngày hội lớn, một ngày lễ lớn của toàn dân tộc.