Ngày 26 tháng 3 năm 1925

☀ Thứ Năm
26
🌙 Tháng Ba
3
Năm Ất Sửu
Tiết Xuân Phân
Giờ Giáp Tí
Ngày Kỷ Dậu
Tháng Canh Thìn
Giờ hoàng đạo: Tí (23-1), Dần (3-5), Mão (5-7), Ngọ (11-13), Mùi (13-15), Dậu (17-19)
Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Tết Hàn thực (ngày bánh trôi bánh chay)
Ngày
tháng
năm

Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Ngay từ rất sớm Đảng đã thấy rõ tầm quan trọng của việc xây dựng tổ chức Đoàn thanh niên. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai, họp từ ngày 20 đến ngày 26/3/1931 (tại nhà số 236, đường Richaud, nay là đường Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh) do đồng chí Tổng Bí thư Trần Phú chủ trì đã giành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên và chỉ thị cho tổ chức Đảng ở các địa phương phải quan tâm đến việc xây dựng Đoàn thanh niên. Hội nghị đã quyết định thống nhất các tổ chức Đoàn thành Đoàn thanh niên Cộng sản Đông Dương.

Lịch sử ra đời Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Đảng và Bác Hồ đã nhận thấy sự cần thiết phải thành lập tổ chức cộng sản của những người trẻ tuổi. Chính vì thế, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá I) tháng 10/1930 đã ra “Án nghị quyết về Cộng sản thanh niên vận động”.

Thực hiện Án nghị quyết tháng 10/1930, các cơ sở Đoàn đã được xây dựng trên khắp cả nước từ Bắc vào Nam. Tuy nhiên, hệ thống của Đoàn chưa được thống nhất và Đoàn chưa có sinh hoạt riêng. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai tại Sài Gòn từ ngày 20 đến 26/3/1931, dưới sự chủ trì của đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đã dành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên. Trên cơ sở nghiên cứu bức thư của Ban Chấp hành Quốc tế Thanh niên Cộng sản gửi cho Đảng ta, Hội nghị đã nghiêm túc kiểm điểm đánh giá việc thực hiện nghị quyết lần thứ nhất (tháng 10/1930).

Đến tháng 3/1931, sau một quá trình chuẩn bị, được sự lãnh đạo và tổ chức của Hội Việt Nam cách mạng Đông Dương Đảng Cộng sản Đông Dương; sự lãnh đạo, trực tiếp bồi dưỡng, đào tạo của Nguyễn Ái Quốc, tổ chức cơ sở Đoàn ở nước ta “từ bắt đầu hiếm hoi” với một nhóm nhỏ 8 thiếu niên do Bác Hồ trực tiếp chăm sóc dìu dắt, sau 5 năm đã phát triển và trưởng thành vượt bậc. Lúc này, trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam của nước ta đã xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với hơn 1.500 đoàn viên. Ở một số địa phương, đã hình thành Đoàn từ cơ sở huyện, tỉnh, dần dần đã trở thành lực lượng hùng hậu, xung kích của Đảng, cống hiến hết mình trong cuộc kháng chiến, kiến quốc, xây dựng Tổ quốc Việt Nam quang vinh.

Thể theo nguyện vọng và đề nghị của tuổi trẻ cả nước, của Ban Bí thư Trung ương Đoàn, được sự đồng ý của Bộ chính trị và Bác Hồ kính yêu, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam (họp từ ngày 22 đến ngày 25/3/1961) đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 là Ngày thành lập Đoàn. Từ đó, ngày 26/3 hàng năm trở thành Ngày kỷ niệm, tôn vinh truyền thống vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh.

Sự phát triển của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Từ ngày 26/3/1931 đến nay, để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên nhiều lần:

Trải qua 90 năm qua, cùng với sự phát triển của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các thế hệ thanh niên Việt Nam đã nối tiếp nhau viết nên những truyền thống vẻ vang của các thế hệ đi trước. Đó là truyền thống yêu nước nồng nàn, trung thành tuyệt đối với sự nghiệp của Đảng, gắn bó sống còn với lợi ích dân tộc, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; Truyền thống xung kích cách mạng, xung phong tình nguyện, không ngại hy sinh gian khổ, sẵn sàng đảm nhận và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó; Truyền thống đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái và nhân đạo cao cả; Truyền thống hiếu học, ham hiểu biết, có ý chí vượt khó, cần cù, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, có hoài bão lớn.

Tết Hàn thực (ngày bánh trôi bánh chay)

Vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch hằng năm, hay còn gọi là Tết Hàn Thực, mỗi gia đình đều bận rộn chuẩn bị những đĩa bánh trôi, bánh chay làm lễ Phật, cúng gia tiên.

Nguồn gốc Tết Hàn Thực

Theo nghĩa tiếng Hán, “寒 - Hàn" là lạnh, "食 - Thực" là ăn, “Tết Hàn Thực” là ngày tết ăn đồ lạnh. Phong tục này bắt nguồn từ câu chuyện xa xưa tại Trung Quốc, vào đời Xuân Thu (770 - 221TCN).

Chuyện kể rằng, lúc bấy giờ, vua Tấn Văn Công nước Tấn gặp loạn, phải bỏ quốc gia sống cảnh lưu vong nay nước Tề mai nước Sở. Bên cạnh vua có một vị hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi luôn hết mình phò tá, giúp sức, bày mưu kế.

Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn kiệt, Giới Tử Thôi phải lén tự cắt một miếng thịt đùi của mình để nấu dâng lên vua ăn. Vua Tấn Văn Công sau khi ăn xong, hỏi ra mới biết sự hi sinh này, trong lòng vô cùng cảm kích.

Giới Tử Thôi theo phò tá vua trong suốt mười chín năm trời, trải qua nhiều lần nằm gai nếm mật, khổ luyện thành tài. Sau này, Tấn Văn Công giành lại được ngôi vương, trở về làm vua nước Tấn, trọng thưởng phong chức, tước cho những người có công khi tòng vong, nhưng lại vô tình quên mất Giới Tử Thôi.

Giới Tử Thôi cũng không hề oán trách, cho rằng phò tá vua là trách nhiệm, nghĩa vụ của bề tôi chứ không phải để đổi lấy vinh hoa phú quý. Về sau, ông lẳng lặng về quê nhà, đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn, sống những ngày tháng bình yên, an lạc.

Vua Tấn Văn Công sau này nhớ ra, bèn sai người quay lại tìm Tử Thôi. Là người không màng danh vọng, Giới Tử Thôi nhất quyết không chịu quay về lĩnh thưởng. Tấn Văn Công bèn ra lệnh đốt rừng để thúc ép Tử Thôi xuất hiện. Không ngờ rằng, Tử Thôi lại có tư tưởng kiên định đến vậy, cùng mẹ chịu cảnh chết cháy trong rừng.

Nhà vua thương xót, hối hận vì hành động của mình, lập miếu thờ Tử Thôi trên núi và đổi tên núi này là Giới Sơn. Sau đó, vua hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày (khoảng từ mồng 3 tháng 3 đến mồng 5 tháng 3 Âm lịch), chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để bày tỏ lòng tưởng nhớ.

Ngày 3 tháng 3 hằng năm, người dân Trung Quốc tổ chức lễ tưởng nhớ vị hiền sĩ Giới Tử Thôi. Đồ cúng cũng phải chuẩn bị từ hôm trước vì lệnh cấm lửa. Tên gọi Tết Hàn Thực ra đời cũng vì lẽ ấy.

Tết Hàn Thực tại Việt Nam

Dù bắt nguồn từ một truyền thuyết của Trung Quốc nhưng khi du nhập vào Việt Nam, ngày Tết Hàn Thực có ý nghĩa tâm linh khác, phong tục cúng Tết Hàn Thực cũng có nhiều thay đổi để phù hợp với văn hóa của người Việt.

Thực chất, Tết Hàn Thực đã được hợp nhất với Tết bánh trôi, bánh chay, Tết tháng 3 tại Việt Nam, thể hiện rõ nét đặc trưng văn hóa, lối sống riêng của người Việt. Khác với Tết Hàn Thực ở Trung Quốc, ở Việt Nam người dân không kiêng lửa, mọi việc nấu nướng vẫn diễn ra bình thường.

Tết Hàn Thực ở Việt Nam cũng không cúng để tưởng nhớ đến vị hiền sĩ Giới Tử Thôi, Tết của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những người đã khuất.